Sau hai tuần áp dụng Chỉ thị 16, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố đến 6h ngày 23/8
Chiều 6/8, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện về nội dung trên, yêu cầu thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch; triển khai chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình; người dân "ai ở đâu ở đó" để đảm bảo khống chế sự lây lan dịch bệnh.
Điểm mới của công điện lần này thành phố đưa ra các khái niệm "vùng xanh; vùng da cam và vùng đỏ" kèm theo các biện pháp tương ứng.
Theo đó, tại các khu vực không có dịch, tức "vùng xanh", mỗi người dân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Người dân được khuyến khích cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập "Chốt bảo vệ vùng xanh" do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên; chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra, giữ gìn an toàn cho khu dân cư.
Tại các khu vực có nguy cơ, "vùng da cam", gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh..., chính quyền cơ sở phê duyệt phương án phòng chống dịch, chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định liên quan. Mỗi cán bộ, công chức, người lao động, người dân nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR Code khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm.
Đối với khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly, "vùng đỏ", chính quyền cơ sở quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn đảm bảo khống chế dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất.
Để ứng phó với diễn biến mới của dịch, cơ quan y tế được giao triển khai thử nghiệm việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu dưới sự giám sát của ngành y tế; chuẩn bị sẵn sàng các phương án cao nhất có thể cho điều trị, đảm bảo đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.
Các cơ quan chức năng rà soát và trưng dụng các khu nhà ở, cơ sở giáo dục, công trình xây dựng... đủ điều kiện để làm nơi thu dung người nhiễm Covid-19 (không triệu chứng), với công suất chuẩn bị 30.000 giường và tiếp tục rà soát để có thể nâng công suất lên 50.000 giường khi cần thiết.
Chính quyền các các cấp, các ngành chủ động phương án để bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, mất ổn định thị trường.
Quyết định trên của Hà Nội được đưa ra trong bối cảnh những ngày qua số ca mắc mới trên địa bàn trung bình từ 50 đến 70 ca mỗi ngày; trong đó có nhiều ca lây nhiễm cộng đồng, phát sinh tại các điểm, môi trường nguy cơ cao như chợ đầu mối, siêu thị...
Tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay) trên địa bàn Hà Nội là 1.559, không tính số ca nhiễm ghi nhận tại các bệnh viện tuyến Trung ương.
Võ Hải
CÓ NÊN MỞ CỬA KHI HÀNG XÓM LÀ F0?
TP.HCM: NGƯỜI KHÔNG CÓ HỘ KHẨU VẪN ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN
NHIỀU TỈNH MIỀN TRUNG TÍNH HỖ TRỢ TIỀN CHO NGƯỜI DÂN Ở LẠI TP HCM
- Mạng lưới cao tốc Việt Nam (17.01.2023)
- Shipper được hoạt động ở 8 quận huyện VÙNG ĐỎ TP HCM (28.08.2021)
- Quân đội tham gia chống dịch ở TP HCM như thế nào? (22.08.2021)
- Các gói an sinh xã hội đang phủ đến đâu? (18.08.2021)
- Ngày 5.8, lô thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đầu tiên đã cập cảng hàng không TSN (06.08.2021)
- Ba lợi thế của thành phố Thủ Đức (26.08.2020)
- Căn hộ bị tường kính rọi nắng gay gắt vào nhà phải làm gì? (19.08.2020)
- Cách thiết kế và thi công giếng trời đẹp chuẩn phong thủy (19.08.2020)
- 9x trúng Jackpot hơn 70 tỷ đồng (19.08.2020)
- Rủi ro từ những ứng dụng mua sắm hoàn tiền biến tướng đa cấp (19.08.2020)
- Chuyên gia hoài nghi vaccine Nga (12.08.2020)
- Giá vàng SJC rơi tiếp gần 6 triệu một lượng (12.08.2020)
- Giá vàng thế giới vượt 1.900 USD lần đầu sau 9 năm (25.07.2020)
- Gần 16 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu (25.07.2020)
- Bệnh nhân bệnh viện C Đà Nẵng không được xuất viện (25.07.2020)